Tổ yến lần đầu thường do chim đực xây dính vào thành đá hay ván tỗ, về sau khi đã có cặp đôi thường cả 2 cùng xây tổ
Chim làm tổ nhiều về đêm vì ngày đi kiếm mồi ăn, nhưng có đôi khi vào mùa sinh sản chính chim làm tổ vào cả ban ngày. Tuyến nước bọt phát triển, cơ hàm ép vào tuyến làm nước bọt tiết ra, chim dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng kéo thành sợi và quẹt qua quẹt lại lên vách hang hay ván tỗ để định hình. Khi tiết nước bọt, chim nhắm mắt, lắc đầu và xù lông thân vài lần, rất vất vả. Nước bọt gặp không khí khô lại sau 2-3 giờ.
Qua nhiều đêm nền tổ được hình thành, chim đeo lên nền tổ tiếp tục xây. Khi nền tổ đã lớn, chim nằm vào trong nền tiếp tục quét nước bọt lên mép tổ, sau đó đu mình lên vách đá hay tấm ván, mép tổ rồi chúc đầu xuống quẹt nước bọt vào lòng tổ tạo 1 lớp xốp như xơ mướp bao gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến và bện vào nhau cho đến khi tổ tạm hoàn tất và chim sắp đẻ.
Trong khi chim yến đẻ trứng, chim vẫn tiếp tục làm tổ cao thêm 1-2cm nữa
Tổ yến có màu trắng, màu hồng và cả màu đỏ tươi. Màu sắc của tổ yến tùy thuộc vào môi trường nơi chim yến làm tổ, hoàn toàn không phải do chim tạo ra bẳng việc bị xuất huyết máu tan vào nước bọt. Kích thước tổ yến biến đổi hang năm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mùa vụ, lượng mồi ăn, và tuổi đời của chim.